Cây ngải cứu có tác dụng gì? Cách dùng ngải cứu đúng người đúng bệnh

Cây ngải cứu không chỉ được dùng để chế biến món ăn, nó còn là vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh mà tốn ít chi phí. Lá ngải cứu vốn được Đông y đánh giá cao vì tác dụng tuyệt vời của nó với sức khỏe với hiệu quả chữa bệnh có quá nhiều kỳ diệu. Cây ngải cứ rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm kiếm. Cùng tìm hiểu cây ngải cứu có tác dụng gì!

Contents

1. Ngải cứu là gì?

Ngải cứu có tiên khoa học là Artemisa vulgaris L, thuộc họ cúc Asteraceae. Dân gian còn gọi với các tên khác như ngải điệp, cây thuốc cao hay cây thuốc cứu có nhiều công dụng hay như trị mụn, lưu thông máu lên não, an thai, điều hòa kinh nguyệt…

Ngải cứu mọc hoang như các loại cỏ dại dễ, dễ bị nhầm lẫn nên phân biệt được cây ngải cứu là việc cần thiết:

Lá ngải cứu: Đây là cây họ cúc nên lá tương tự các loại cây họ cúc khác, mọc so le, chẻ lông chim, lá không có cuống, màu hai mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn màu xanh sẫm, mặt dưới kém xanh hơn lại có màu trăng tro và lông nhung.

Bộ phận được dùng: người ta hái là hoặc ngọn có hoa vào mùa hè, để tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu phơi khô để nhiều năm càng tốt, lá phơi khô gọi là ngải điệp, còn phơi khô mà cắt thành bột vụn rây lọc lấy lông trắng và tơi là ngải nhung

Tương tự cỏ dại nên ngải cứu thuộc cây thân thảo, trên thân có rãnh, thấp bé mọc thành từng cụm với nhau. Đặc biệt nhất là mùi hương của giống cây này: Mùi hăng nồng, khoảng cách ngắn có thể nghe được mùi, vị đắng như thuốc. Vậy cây ngải cứu có tác dụng gì?

Cây ngải cứu trị bệnh gì?

Cây ngải cứu trị bệnh gì?

 

2. Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Lá ngải cứu chứa tinh dầu, tính ấm được xem là bài thuốc hữu hiệu, sau đây chúng tôi xin chia sẻ để bạn biết cây ngải cứu có tác dụng gì:

– Bài thuốc trị cảm cúm, ho, đau đầu: Nhờ vào lượng tinh dầu trong cây ngải cứu và tính ấm nên chúng có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lit nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút.

– Cầm máu: lấy vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương, lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.

– Trị mụn nhọt: lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Lưu ý vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này.

– Trị rôm sảy trên da trẻ em: Hiện tượng ngứa ngáy, rôm sảy ở trẻ em cũng có thể dứt điểm nếu bạn giã nát lá ngải cứu vắt lấy nước rồi pha với nước tắm cho trẻ sẽ giúp giảm bớt triệu chứng này. Ngoài ra ngải cứu còn giúp chữa trị những trường hợp ngứa khác hay vàng da,..

– Giảm đau: Các chứng phong thấp, đau lưng, đau đầu, đau nhức xương khớp cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu. Có thể luộc, nấu canh hay xào phần thân và lá giống cây này.

– An thai: Cụ thể nên nấu 16gram ngải cứu với 16gram tía tô nấu với 600ml nước, thu lại 100 ml nước để uống ngày ba lần. Chuyên trị các trường hợp thai phụ đau bụng, ra máu nhiều.

Điều trị cơ thể suy nhược: Dùng 250gram thuốc cứu, 2 quả lê, 20gram câu kỷ tử, 10gram đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gram, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.

– Kích thích ăn ngon: Ngải cứu tác dụng tích cực trong chuyển hóa các chất, kích thích ăn ngon. Giảm tình trạng biếng ăn, thấp còi ở trẻ và giúp ngon miệng ở người già.

– Điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn, các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước và uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt

– Bổ máu và giúp lưu thông máu: Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng sẽ giúp khí huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.

– Giảm chứng chuột rút: Ngâm chân bằng lá ngải cứu không chỉ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu nhanh chóng mà còn có lợi ích lớn trong việc giảm chứng co thắt cơ bắp.

– Giảm mỡ bụng: Không chỉ chế biến thành các món ăn, lấy một bó ngải cứu to rang với 1kg muối cho đến khi dậy mùi, cho vào túi và chườm lên bụng sẽ có tác dụng đánh tan mỡ thừa, mềm cơ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón, bệnh phụ khoa v.v…

Loại trừ bệnh nóng trong người:  ngải cứu cũng giúp giảm các triệu chứng bệnh phổ biến xảy ra trong mùa hè như loét miệng, viêm miệng, viêm tai giữa, viêm họng thường được gọi chung là do cơ thể “bốc hỏa”.

Phòng chống lạnh, loại bỏ chứng dư ẩm: Có nhiều người có thể trạng hư hàn, thân nhiệt thấp, lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Một nhóm người khác cơ thể dư thừa độ ẩm, hay phù thũng. Theo Đông y, ngải cứu có tác dụng rất mạnh trong việc loại bỏ hàn lạnh

cây ngải cứu có tác dụng gì?

Cây ngải cứu có tác dụng gì?

Các bạn cũng đã rõ cây ngải cứu chữa bệnh gì. Tuy nhiên, tác dụng của cây ngải cứu với dược tính cao nên có nhiều phản ứng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh… Và đặc biệt chống chỉ định dùng ngải cứu cho những trường hợp sau phụ nữ thời kỳ 3 tháng đầu, người bị viêm gan, người bị rối loạn đường ruột cấp tính.

Trên đây bài viết đã nói rõ vấn đề cây ngải cứu có tác dụng gì và có hướng dẫn các bạn cách làm thế nào để phát huy tác dụng cây ngải cứu một cách tốt nhất. Chúc các bạn áp dụng đúng cách và đạt hiệu quả!

>>> Đọc thêm: Thuốc Berberin sử dụng như nào là an toàn và hiệu quả

Rate this post