lon-gao-la-gi-cach-nhan-biet-thit-lon-gao

Lợn gạo là gì? cách nhận biết thịt lợn gạo

Lợn gạo là gì? cách nhận biết thịt lợn gạo là những quan tâm của mọi người vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thịt lợn bị nhiễm sán lợn, sán gạo nguy hiểm cho sức khỏe.

Sán lợn gạo là gì?

Bệnh lợn gạo phân bố trên toàn thế giới, nơi người dân có tập quán ăn thịt lợn sống hoặc tái. Lợn gạo gây ra bởi sán dây Taenia spp, lây giữa người và động vật qua thức ăn chưa được nấu chín. Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn lưu hành với tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển và những nơi nuôi lợn thả rông.  Bệnh gây ra có khả năng truyền nên rất nguy hiểm.

lon-gao-la-gi

Sán lợn gạo là gì?

Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn phân bố ở nhiều nơi trên thế giới liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Sán lợn gạo là một loại ký sinh trùng thường xuất hiện ở người và động vật xuất hiện ở tất cả các vùng miền. Ở Việt Nam rất nhiều người vẫn có thói quen ăn lợn tái, tiết canh lợn nên dễ nhiễm bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo (sán gạo heo)

Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán lợn chủ yếu do ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước. Do ăn thịt lợn mang ấu trùng sán hoặc nhiễm từ các sản phẩm thịt không được nấu chín hay rửa sạch.

Nguyên nhân gây bệnh một số loại thức ăn mà chưa được chế biến kỹ rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch. Ngoài lợn còn có chó mèo  đều có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Thói quen ăn đồ sống là mầm mống để bệnh sán lợn phát triển hoặc do một số món ăn có thể gây nhiễm ấu trùng sán lợn gạo. Lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, sẽ qua dạ dày đến ruột. Ấu trùng lợn gạo ký sinh ở các cơ vận động mạnh: cơ mông, cơ lưỡi, cơ đùi, cơ tim của lợn.

Bệnh lợn gạo xuất hiện đặc biệt ở những khu vực kinh tế của người dân còn thấp, chăn nuôi lợn theo hình thức chăn thả tự do điều kiện vệ sinh kém. Nhiều người còn có thói quen ăn thịt lợn tái nuốt phải trứng, đốt sán hoặc ăn thịt chưa nấu chín. Sán trưởng thành sống ký sinh ở ruột non của người. Bệnh do ấu trùng sán dây Cystiercus cellulosae gây ra.

Triệu chứng bệnh lợn gạo

  • Sán gây rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, sức khỏe giảm sút
  • Ấu trùng ở lợn có triệu chứng không điển hình: vì lợn có biểu hiện ngứa ngáy dễ chẩn đoán nhầm sang bệnh ghẻ, viêm da.
  • Ấu trùng ở mắt: chủ yếu ký sinh ở dịch thủy tinh giảm tầm nhìn gây rối loạn thị giác, có khi bị mù
  • Ấu trùng gây tác hại khác nhau tùy thuộc vị trí ký sinh. Ấu trùng ở dưới da gây viêm da, ngứa ngáy.
  • Ấu trùng ở não gây nhức đầu, co giật viêm não – màng não, bệnh não nước, rối loạn trí nhớ, trường hợp nặng bị động kinh
  • Gây ra những biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng
  • Các bắp thịt có ấu trùng sán tế bào bị viêm và mất tính đàn hồi xung quanh thịt rắn hơn
  • Hay xuất hiện những triệu chứng thần kinh suy nhược.
  • Sán gạo có thể gây ra những đốt sán theo từng đoạn trường hợp bị nhiễm nhiều đi ra ngoài theo phân. Bạn còn có thể thấy những đốt sán mỏng, dẹt theo từng đoạn là triệu chứng nhiễm sán lợn gạo thường thấy nhất.

Biến chứng của bệnh sán lợn gạo

Các loài giun sán sán lợn gạo khi vào cơ thể chúng sẽ chiếm toàn bộ thức ăn, gây ra tình trạng chậm sự phát triển thể lực đồng thời gây rối loạn tiêu hoá.

Sán lợn gạo chui mắt có thể gây tăng nhãn áp và giảm thị lực hoặc mù. Nguy hiểm nhất là khi ấu trùng sán lợn tấn công vào các bộ phận não vào tim gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của chúng ta. Ngoài ra nó cũng đẻ lại những biến chứng rất nguy hiểm

Ăn thịt lợn gạo có sao không?

Nếu như bạn không may ăn phải trứng sán lợn thì trứng đi vào trong dạ dày và nở ra thành ấu trùng. Trứng sán đi qua thành ống tiêu hóa để vào máu. Trong khoảng từ 4 – 8 tuần ấu trùng đi vào bộ phận cơ thể nào sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau ở người bệnh. Những triệu chứng bệnh lợn gạo không rõ rệt, bệnh nhân sẽ có thể gặp phải những triệu chứng:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng
  • Xuất hiện những triệu chứng suy nhược thần kinh
  • Xuất hiện u kích thước 1-2cm không đau ở dưới da và ở cơ có thể gây đau và sưng phù rồi hết sưng
  • Người bệnh để ý sẽ thấy những đốt sán chúng có hình dạng đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà theo phân hoặc nó có thể tự bò ra ngoài hậu môn.
  • Khi ấu trùng sán lợn gạo di chuyển đến não sẽ gây ra tình trạng tay chân hoặc bị liệt nửa người, nói ngọng hoặc đau đầu dữ dội, bị động kinh, liệt rối loạn trí nhớ.
  • Trường hợp ấu trùng sán lợn đi vào mắt thì người bệnh có thể bị tăng nhãn áphoặc có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.
  • Ấu trùng sán lợn gạo khi vào trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng tăng bạch cầu ái toan viêm cơ, sốt, giả mạc
  • Sưng cơ đồng thời có thể gây teo cơ và xơ hóa sẽ xuất hiện

Sán lợn gạo nguy hiểm như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ ấu trùng này gây nên tổn thương cho người bệnh.

Chủ động phòng bệnh sán lợn gạo

  • Để chủ động phòng tránh bệnh sán lợn gạo và ấu trùng sán dây lợn bạn cần chú ý thói quen ăn uống của mình. Không ăn các thực phẩm sống như thịt lợn, nem chua, rau sống không đảm bảo vệ sinh thịt lợn tái (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành).
  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm
  • Cần quản lý phân tươi, ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành
  • Tuân thủ quy tắc: “ăn chín, uống sôi”, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C. Cần chế biến hợp vệ sinh phải ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.
  • Người có sán trưởng thành trong ruột không phóng uế bừa bãi phải được điều trị kịp thời.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn
4.5/5 - (87 bình chọn)