Có nên học Y học cổ truyền không?
Những năm gần đây, ngành Y học cổ truyền được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học. Nếu bạn đang phân vân không biết có nên học Y học cổ truyền không thì hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để đưa ra quyết định phù hợp với bản thân nhé.
1. Có nên học Y học cổ truyền không?
Để quyết định được có nên học Y học cổ truyền hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Như sở thích, chương trình đào tạo, năng lực, mục tiêu nghề nghiệp, cơ hội việc làm, một số khó khăn và thuận lợi của ngành, những tố chất phù hợp với ngành nghề…
Y học cổ truyền học những gì?
Theo học ngành Y học cổ truyền, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức như:
- Dược học cổ truyền (Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Thực vật dược, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền)
- Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm)
- Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…).
- Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền như thuốc Nam, thuốc Bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
Có nên học Y học cổ truyền không?
Xem thêm về Y sĩ là gì? Việc làm cho Y sĩ mới ra trường
Thời gian đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền bao lâu?
Tương tự như chương trình đào tạo bác sĩ Tây Y, ngành Y học cổ truyền có thời gian đào tạo là 6 năm đối với hệ đại học.
Tuy nhiên, chương trình học của ngành Y học cổ truyền được đánh giá là “nặng” hơn vì nhiều môn học có thời lượng học tập dài hơn.
Sinh viên ngành Y học cổ truyền cũng được học các môn giải phẫu sinh lý, bệnh học y học hiện đại… giống với chương trình học ngành bác sĩ đa khoa và trong 2 năm cuối bắt đầu học chuyên sâu Y học cổ truyền.
Còn đối với hệ trung cấp Y học cổ truyền TPHCM có thời gian đào tạo ngắn hơn từ 1 đến 3 năm tùy từng đối tượng học viên.
Thời gian đào tạo có thể được rút ngắn còn 1 năm là bởi học viên được miễn giảm các môn học đại cương khi đã học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học nên chỉ phải học các môn chuyên ngành.
Đây gọi là hệ văn bằng 2 Trung cấp Y học cổ truyền, sau khi tốt nghiệp, học viên được quyền liên thông Bác sĩ Y học cổ truyền nếu đủ điều kiện liên thông theo quy định của của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ hội việc làm ngành Y học cổ truyền
Những năm gần đây, xu hướng điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Việc sử dụng các phương pháp và bài thuốc Đông y để điều trị được bệnh nhân lựa chọn vì sự lành tính và ít tác dụng phụ của các loại thảo dược.
Do đó, sự phát triển của Y học cổ truyền cũng kéo theo nhu cầu nhân lực cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay, ngành Y học cổ truyền còn thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Không chỉ tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện Y học cổ truyền mà tại nhiều địa phương cũng có nhu cầu nhân sự trong bộ phận Y học cổ truyền.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm trong lĩnh vực Y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Những sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Y học cổ truyền có thể làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh Y học cổ truyền, bệnh viện các cấp từ công lập đến tư nhân với vai trò là bác sĩ, y sĩ hay điều dưỡng…
Ngoài ra, khi theo học ngành này, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… từ đó có thể mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà.
Mức lương của sinh viên ngành Y học cổ truyền khi mới ra trường là 830.000đ x hệ số 3,24, chưa tính các thu nhập khác tùy nơi làm việc. Nếu dày dạn kinh nghiệm hơn, bạn sẽ nhận từ 6 – 10 triệu đồng/ tháng.
Còn đối với trường hợp mở phòng khám tại nhà, bạn sẽ có thu nhập rất cao nếu có năng lực chuyên môn giỏi, được người bệnh tin tưởng đến khám chữa bệnh.
Có nên học Y học cổ truyền không?
Xem thêm Thông tin tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2024
Những tố chất phù hợp với ngành Y học cổ truyền
Để học tập và thành công trong lĩnh vực Y học cổ truyền thì bạn cần có những tố chất sau:
- Tố chất đầu tiên mà một người bác sĩ Y học cổ truyền cần có đó là đức tính tỉ mỉ, cẩn thận. Bởi vì bạn biết rằng mỗi huyệt đạo hay một bài thuốc đông y, chỉ cần nhầm lẫn nhỏ là đã gây nguy hại rất lớn cho tính mạng người bệnh.
- Những người làm trong ngành y dược cần có tấm lòng bao dung, nhân hậu để cảm nhận được nỗi đau của người bệnh, từ đó có những phương pháp và cử chỉ nhẹ nhàng, tình cảm.
- Sự kiên trì và nhẫn nại để tìm mọi biện pháp có thể để chữa bệnh cho bệnh nhân. Khi bạn có đủ bình tĩnh và yêu nghề, kiên trì với bệnh nhân nghĩa là bạn đã cho bệnh nhân có thêm được 30% cơ hội chữa trị bệnh, khỏi bệnh.
- Có khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén trong mọi tình huống sẽ giúp ích cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Các sĩ cần có sức khỏe tốt bởi đây là một ngành nghề hết sức vất vả. Ví dụ như vào những đợt dịch bệnh, lượng người bệnh nhiều có thể bạn sẽ phải làm việc thâu đêm suốt sáng. Điều kiện sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để bạn làm việc hiệu quả.
2. Một số khó khăn khi học ngành Y học cổ truyền
Bất cứ ngành nghề nào cũng có khó khăn và thuận lợi, ngành Y học cổ truyền cũng vậy. Về thuận lợi, đây là một ngành học có tiềm năng lớn.
Dự báo trong thế kỉ XXI là thế kỷ của các loại thuốc được bào chế từ thảo dược. Tuổi thọ trung bình của con người tăng lên, dân số già hóa tăng cùng với đó là gia tăng các bệnh mãn tính.
Phương thức chủ yếu là dùng thảo dược của Y học cổ truyền phù hợp với đối tượng này. Bởi vậy những sinh viên giỏi có nhiệt huyết sẽ có điều kiện phát huy khả năng và tiến nhanh hơn những bạn trẻ học ngành khác.
Tuy nhiên, tài liệu học ngành Y học cổ truyền nước ta còn hạn chế. Đặc biệt là tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, sinh viên sẽ bị hạn chế về kiến thức khi không biết tiếng Trung và Tiếng Anh.
Hầu hết việc chẩn đoán và điều trị bằng Y học cổ truyền đều sử dụng từ ngữ Hán – Việt. Chính vì vậy, người học cần có quyết tâm đi đến tận cùng của đam mê. Ngành Y học cổ truyền có rất nhiều cơ hội dễ tiến thân nếu thực sự yêu nghề, có tâm phát triển nghề.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành học và từ đó có cơ sở để quyết định có nên học Y học cổ truyền không.